Thứ Hai, 10 tháng 3, 2008

Cao Huy Khanh

Ngày 8.3

-------------------------------------------

CHIẾC NHẪN CƯỚI CỦA MẸ TÔI

Cao Huy Khanh

Vợ tôi vừa bị mất nhẫn cưới lúc nào không hay, có lẽ do rửa chén loay hoay sao đó xà bông làm chiếc nhẫn trơn tuột rớt xuống lỗ cống luôn. Tôi bèøn tháo chiếc nhẫn của mình đưa cho gọi là đeo “bù” nhưng côâ ấy... không chịu làm như thể sợ tôi được “giải phóng” vậy! Thế là lại phải đeo vào, cả lần tháo ra lẫn đeo vào lại đều khá khó khăn khi đó mới thấy à thì ra ngón tay mình bây giờ nó... mập ra!

Xoay xoay chiếc nhẫn trong ngón tay tôi chợt nhớ mẹ tôi quá, trước đây bà cũng chẳng còn chiếc nhẫn cưới của mình nữa vì đã đem đi bán lấy tiền nuôi anh em tôi trong những ngày khó khăn thời bao cấp xa xưa kia. Hẳn bà đã lặng lẽ khóc khi phải đem bán nó đi, món cuối cùng đáng giá trong nhà được đem bán, hồi đó chiếc nhẫn cưới 5 phân bán cũng được kha khá tiền đóng sổ gạo. Trong chiến tranh đã có biết bao “Bà mẹ VN Anh hùng” thì sau chiến tranh không biết có bao nhiêu bà Mẹ bán chợ trời, đi buôn chuyến đường dài lây lất ngày đêm trên tàu hoả ngược xuôi nuôi chồng học tập, nuôi con mất việc lang thang không hộ khẩu. Đau đớn thay đến thời đổi mới, con cái làm ăn sống được, khá giả lên thì bà chẳng còn nữa bởi tuổi già thân gầy guộc không chịu nổi gánh nặng lao lực bao năm đằng đẳng. Chúng tôi đềøu trở thành những đứa con bất hiếu.

Ngược lại với người không còn nhẫn cưới như mẹ tôi, tôi từng thấy và biết một người chị trên ngón tay ấy đeo tới... 2 nhẫn cưới! Không phải chuyện đùa đââu mà là một chuyện có thật cảm động lắm: Chị có 2 người chồng đều ra đi hy sinh trong thời chiến tranh, sau đó chị cứ ở vậy thờ chồng nên vẫn mang cả 2 chiếc nhẫn để lúc nào cũng tưởng nhớ đến người xưa, người chồng nào với chị cũng đều đáng kính trọng cả. Lạ một điều là cả 2 người chồng đều chỉ mới hứa hôn chưa chung sống với chị ngày nào thì đã vội bỏ mình trong cuộc chiến, một người ngoài chiến trường một người từ nhà tù. Và còn kỳ lạ hơn khi người đầu là sĩ quan quân y chế độ cũ tử trận đã khiến chị chán ghét chiến tranh chuyển qua hoạt động đấu tranh cho hòa bình từ đó mới gặp gỡ người chồng sau vốn là một… cán bộ cách mạng!

Câu chuyện nhẫõn cưới kể trên thật như một hình ảnh tượng trưng cho thân phận người đàn bà – qua đó là thân phận con người và cả dân tộc nữa – trong cuộc chiến tranh chia rẽ đã qua.

Tất cả họ – còn nhiều nhiều người như vậy nữa – đều là những người phụ nữ vô cùng lớn trong sự chịu đựng, thiệt thòi và mất mát đối với bản thân mình.

…………………………………………………………….

Thấy cô vợ vẫn có vẻ tiếc tiếc sao ấy, tôi bảo có gì đâu đi mua cái khác giống hệt vậy mà đeo vào liền được lãnh một cái lườm mắt sắc như dao cạo: “Cái mới nào cũng làm sao bằng được cái cũ!”. Đúng vậy, cho dẫu nhẫn hột xoàn chăng nữa cũng không thể thay thế được nó vì ấy là một món đồ nữ trang chứ đâu phải như “chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em”. Nhẫn hột xoàn do đó có khi đeo khi không chứ nhẫn cưới dẫu có 2-3 phân vẫn luôn luôn nằm thường trực ở ngón tay trái áp út đó của bất cứ người mẹ, người vợ nào.

Cao Huy Khanh

http://vanvietloc.googlepages.com/caohuykhanh3

Cùng một tác giả:

CHIẾC NHẪN CƯỚI CỦA MẸ TÔI

NÓI CHUYỆN GIÁO DỤC, NHỚ THẦY ĐÔNG HỒ

Cao Bá Quát:

NHỮNG CÂU HỎI VỀ CUỘC

THƠ BỆNH BÍCH KHÊ

Nguyễn Khuyến:NGƯỜI ĐAU MẮT

BẢN DANH SÁCH “ĐEN” CỦA TÚ XƯƠNG

SÔNG HƯƠNG LÀM ƯỚT CẢ ĐỜI TÔI