Thứ Ba, 31 tháng 7, 2007

HOÀNG THỊ THIỀU ANH

HOÀNG THỊ THIỀU ANH



MỘT NGÀY LÃNG DU

Trời hôm nay trở gió. Buổi sáng mát lạnh, trong lành đến sảng khoái. Tôi hít một hơi thật sâu trươc khi dắt xe ra ngoài. Có một điều gì đấy thật đặc biệt đang ngự trị trong tôi mà tôi chưa thể hình dung ra.Hình như là một dấu hiệu của sự khoan khoái hay là một cái gì đại loại như thế… bầu trời hôm nay trong trẻo đến kì lạ, những giọt sương mai như còn long lanh lúng liếng đưa tình với cỏ lá trước khi rời bỏ xác thân hóa giải về cõi vô thường, chị gió có vẻ như một triết gia suy tư lưỡng lự bên cạnh những viên ngọc trời đêm qua ban tặng cành lá. Sự điểm tô này không chỉ đẹp mà còn lộng lẫy đến không ngờ.

Tôi chạy xe đến càfe Sơn lúc trời ầng ậng sương mai trong gió. Chẳng thấy ai quen ngoài anh Sơn. Đã hẹn với nhau hôm nay đi về Lựu Bảo chơi cơ mà? Không ai đi cả ư? Họ sợ điều gì? Những điều tôi đã nói đùa cho vui…? Tôi cũng không biết nữa, buồn buồn tôi chạy xe đi một mình vậy. Con đường hôm nay như dài thêm ra vì cảm giác cô độc, một mình trên đường lộ đang còn vắng vẻ. Mặc kệ. Tôi cứ đi.

Cây xanh hai bên đường Lê Duẩn đã vươn vai tỉnh giấc tự lúc nào. Nắng đã vờn các nhành cây bãi cỏ. Bất chợt trông lên tàng phượng già tôi như hét to lên khi cả một dãy hoa muồng bò cạp vàng rộm leo uốn quanh cành phượng cố vươn nhoài người chào đón tôi. Tôi dừng ngay xe lại và ngước nhìn. Ôi chao! Còn có cảnh sắc nào đẹp hơn thế này không? Màu đỏ rực rỡ của hoa phượng hòa chan đan quyện với màu vàng non tươi mơn mởn của hoa muồng nổi lên trên bề mặt bầu trời ban sớm xanh leo lẻo nghe như cả một trời nhan sắc tập trung lại chốn này, điểm tô cho chốn này…Hôm nay thiên nhiên quá ưu ái cho tôi chăng? Hay đang cố bù đắp những hẫng hụt tôi đang mang trong lòng? Tôi nhớ như in lần sinh nhật tôi tròn16 tuổi 2 thằng bạn thân đã ăn trộm cho tôi không biết bao nhiêu là chùm vàng ươm ướp về trang trí phòng sinh nhật tôi. Lần ấy chúng bị ong đốt sưng vù mày mặt. Lại bị thêm mấy chú bảo vệ cây xanh rượt chạy té khói.Chúng tôi gọi nó là pháo vàng vì màu sắc của nó rực rỡ không kém gì màu xác pháo, hơn nữa lần ấy 2 đứa te tua hơn cả xác pháo bông…cũng thấy vô lí nhưng ai hiểu nổi chúng tôi lúc ấy…ưa chi nói nấy.Và đúng vào giờ khắc này kỉ niệm xưa ùa về ngập kín tâm can. Tôi đã thấy vui hơn lúc đầu mới bước đi.

Rồi tôi cũng đến nơi dù chỉ một mình. Anh bạn chở tôi đến thì buổi lễ đúc chuông đã kết thúc xong và bắt đầu những sinh hoạt của hội chợ quê. Tôi đươc nhân một tờ giấy ăn bún chả giò nhưng tôi không dám hay nói cho đúng hơn là tôi không thích…dù trong bụng đói meo. Tôi đi quanh một vòng xem những thứ thô sơ những nông cụ tưởng như vô nghĩa nhưng đã gắn rất chặt với đời sống người nông dân thưở trước. Tôi thật sự xúc động bởi ý nghĩa lớn lao của những nông cụ cổ lổ sĩ ấy. Ông cha ta ngày xưa giỏi thật! Tôi như chìm đắm trong dòng hồi tưởng thì tiếng í ới gọi nhau của những tín đồ làm tôi giật mình.Anh bạn phì cười vì sự ngơ ngác ấy của tôi. Chúng tôi lại đi sang những chỗ triển lãm khác. Một khu bếp soong nồi niêu chảo tô đọi chén đũa…tất cả như in hết vào trí não tôi những nét văn hóa độc đáo của làng quê Việt Nam. Những lúc ấy tôi chưa ra đời, tôi chưa thể cảm nhận hết thảy những gì to tát của quá khứ tinh hoa dân tộc nhưng tôi tin chắc rằng nếu ai đó chưa từng nhìn thấy được những gí tôi thấy lúc này thì hẳn sẽ khó hình dung được cuộc sống nhà nông ngày xưa như thế nào? Dù cảm nhận của tôi chỉ là những cảm nhận thức thời và mang tính chủ quan. Tôi thật sự thấy vui vì chuyên đi của mình không vô ích tí nào. Tôi mường tượng ra cảnh tát nước, đơm cá, cảnh đem nước về ruộng, nấu ăn, sinh hoạt… có lẽ cuộc sống ngày xưa không tẻ nhạt như bây giờ. Bởi con người tự làm, tự ăn. Họ phải đầu tắt mặt tối mới có miếng cơm, manh áo…bây giờ con người dùng tiền để mua…tất cả…thậm chí cả sức lao động tưởng như vô giá. Và thời gian của họ là những cuộc mua vui bên những chai bia rượu ngoại va những lời chúc tụng…

Chúng tôi đi quanh một vòng nhà thờ rồi ra về. Anh bạn chở tôi ghé thăm một người bạn khác hơi kì quặc. Đi vào khu vườn mang đậm dấu ấn của thiền môn. Lại một lần nữa tôi như say trong cảnh vật nơi đây. Bàn đá, cỏ cây, hoa lá, thư pháp chim chóc, ong bướm…và một ấm trà thơm phức. Diện kiến với một nhân vật ẩn dật từ bỏ cõi ta bà về nhà tu…vui cùng thiên nhiên đấtt trời…lòng tôi như lặng đi trươc những sắc sắc không không của đời người. Tôi không nói nổi lời nào bởi tôi quá tầm thường trước đồng loại.Tôi! cái bản ngã còn quá lớn! và trước con người ấy tôi chỉ biết im lặng –lắng nghe –cảm nhận –và tự rút ra cho mình những bài học đường đời…Lắng trong cái chát ngọt của vị trà tôi nghe tiếng chim hót, gió khua lao xao, lá cây xạc xào…trăm ngàn âm thanh hư thực. Tại sao tôi cô độc lặng lẽ thế này?

Vì tôi thôi! Cô độc hay không đều do sự đánh lừa của cảm giác! Tôi nhấp một ngụm rượu đế và để yên như thế… cay…nồng…đắng…ngọt…rồi nhìn anh bạn gật gù gậm nhấm hơi men .

Hôm nay tôi mới nghiệm ra được chân lí của sự sống đích thực. Chỉ khi nào tôi tìm đươc sự thanh thản trong tâm hồn trước những tâm thường của cuộc sống thì cuộc sống mới cho tôi sự bình yên.Và tôi yêu người. Và tôi yêu cuộc sống này!

Htta.2007

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2007

TRƯƠNG THỊ KIM CHI


TRƯƠNG THỊ KIM CHI


HAI LẦN THỨC GIẤC

Vòng xoay dày đặc, có chỗ bị tắc nghẽn vài phút.

“Rầm!”. Một chiếc xe đạp chạy sát cạnh Quỳnh, tự va vào xe Quỳnh và tự ngã. Những chiếc xe vây quanh né ra. Cô bé nhanh nhẹn đứng dậy. Quỳnh buộc phải trôi theo hết dòng chảy của vòng xoay rồi mới tấp được vào lề, ngoái nhìn lại. Muộn rồi! Cô bé, có lẽ là một sinh viên nghèo, đã mất hút. Quỳnh lại chậm! Sơn từng nhận xét: “Mầy có trái tim mẫn cảm nhưng khối óc và hành động chậm rì”. Quỳnh ngẩn ngơ ân hận. Lẽ ra Quỳnh đã làm được một cái gì đó cho cô bé.

Hình ảnh của Quỳnh vào buổi trưa đã xa chợt hiện về. Một chiếc xe con sang trọng từ trong hẻm lao ra, Quỳnh lăn xuống lề đường. Cô gái lái chiếc xe con đó có lẽ trạc tuổi Quỳnh, miệng vẫn thản nhiên nhóp nhép nhai kẹo cao su, mặt lạnh lùng, tỉnh bơ ngồi ôm vô-lăng dòm Quỳnh lòm còm bò dậy. Nó sai luật! Mặc kệ nó! Quỳnh đã đứng dậy được và chuẩn bị đi. Ngay lúc ấy, Sơn thò tay vào túm tóc cô gái kia, bắt ra xin lỗi Quỳnh. Cô chiêu đành khuất phục trước đôi mắt tóe lửa của Sơn. Sơn đến phủi quần áo cho Quỳnh, lớn giọng mắng Quỳnh sao quá hiền để người ta ăn hiếp, rằng không biết nhìn kẻ đối diện mà xử sự. “Với cái ngữ kia mà đưa mặt ra là nó tát đủ hai má đến nổ đom đóm đấy ngốc ạ!”. Sau này Quỳnh được biết, Sơn có mấy ngón võ cổ truyền cùng với tính khí thẳng thắn, khẳng khái, gặp chuyện bất bình dễ gì bỏ qua! Rồi Sơn trở thành bạn thân nhất của Quỳnh, hễ có chuyện vui buồn, nhất là những chuyện nan giải, cô đều nhờ Sơn. Sơn luôn giúp cô tìm được đáp số cho những bài toán rất hóc búa của cuộc đời một cách thông minh và tuyệt vời nhất.

Chiều cuối đông xuống nhanh. Trên bầu trời xám tro, một mảng mây không rõ hình thù đang tím sẫm lại, u buồn, tuyệt vọng. Không khí se lạnh. Vẫn trôi giữa dòng người ken dày vội vã tất bật, Quỳnh cảm thấy mình lạc lõng bơ vơ, cô đơn yếu ớt, sắp kiệt sức bởi gánh nặng khổ đau cùng cực. Một cái gì quý giá nhất dường như sắp tan vỡ. Quỳnh đã đi qua đoạn đường chưa dài nhưng không phải ngắn của đời người và đã lầm lạc ư? Quỳnh sắp rẽ sang lối khác và có còn lầm lạc? Eden còn xa lắm? Hay tại cô vốn chậm chạp? Hơn một năm rồi cô vẫn chưa giải quyết cho ra đầu ra đũa, cứ nhập nhằng mãi. Nhưng trong việc này Sơn lại bảo, đôi khi cái chậm cũng có cái hay của nó. Chậm một giây có thể thoát hiểm vì tai nạn vừa xảy ra trước đó một giây. Quỳnh còn sức chiụ đựng được bao lâu nữa? Sơn trấn an, còn thở là còn sức chịu đựng, đó là bản năng, là thuộc tính của con người. Cả năm nay Quỳnh tiều tụy héo hon. Sơn ngậm ngùi, mầy bớt ghen chút đi. Không, tao không thèm ghen, tao chỉ đau đớn vì bị xúc phạm. Một cách nói kiêu ngạo về ghen đó ngốc ơi, mầy còn ghen có nghĩa là còn yêu, ghen càng dữ yêu càng tợn. Ừ, có lẽ Sơn nói đúng, mình vẫn không thôi nghĩ về Đạt. Trời ơi, Đạt là gì, là bóng râm trên con đường trưa nắng, là chốn bình yên trước những bất trắc của cuộc đời hay là tảng đá khổng lồ trên chiếc lưng nhỏ nhắn mỏng manh của Quỳnh? Sao nhiều ngã ba ngã tư, nhiều khúc quanh khúc quẹo? Lòng đang u ám mỏi mệt và rối như tơ vò, Quỳnh càng thêm bực bội. Càng bực bội càng nhầm đường.

Rồi cũng đến Eden! Một nhà hàng kiểu sân vườn khá lịch sự! Quỳnh ngơ ngác lúng túng, bán tín bán nghi bên bức tượng thạch cao đặt ngay lối vào: Người đàn bà đang đưa trái táo tận miệng người đàn ông. Ánh mắt háo hức say sưa và nét môi dưới trễ xuống thèm thuồng của người đàn ông làm Quỳnh chú ý. Sơn chạy ra kéo Quỳnh vào cái bàn trong góc kín đáo nhất, khuất sau ba cây cau kiểng đang trổ buồng, chụm gốc nhau trong cái chậu vuông to tướng.

“?ừng dòm láo liêng coi quê cả cục, thiên hạ cười cho! Ăn gì?”. Quỳnh hờ hững: “Gì cũng được! Không quan trọng”. “Chuột đồng nướng trui nghen!”. “Đừng đùa, Sơn à!”. Quỳnh đưa tay lên cổ, kéo một cái gì đó xuống. Sơn cười hề hề, lôi trong túi xách ra chai rượu, dài giọng: “Ông anh ở Mỹ về cho, Rémy Martin đàng hoàng à nhen! Ổng mua trên máy bay. Bảo đảm thứ thiệt năm phần trăm! Hay ăn dồi chó? Tranh thủ ăn kẻo chết xuống âm phủ biết có hay không mầy ơi”. Quỳnh uể oải: “Thôi mà Sơn!”.

Một bức tranh lớn trên mảng tường trước mặt vừa ngang tầm mắt Quỳnh: Bên ngoài trời đang bão tuyết dữ dội thì trong cái tổ rơm ấm áp nằm sâu trong một hốc cây, con chim mẹ đang mớm mồi cho hai chú chim con, hai cái mỏ há to hết cỡ. Quỳnh lặng người, bất động vì cảm xúc. Cảnh vật xung quanh thoáng phủ sương. Bức tranh như tỏa hơi ấm, toát lên điều bí mật đầy quyến rũ khó lòng lý giải trong giây lát. Hình ảnh Đạt xa lạ hiện ra rồi tan biến trong khoảnh khắc, tựa ảo ảnh. Phải, cầu mong sao Đạt chỉ là ảo ảnh. Bởi lòng tự trọng của Quỳnh đã bị tổn thương nặng nề. Bởi vết thương càng ngày càng bị Quỳnh tự khoét vào, nhức nhối. Chiếc thuyền vẫn tròng trành giữa biển khơi trong cơn sóng gió. Quỳnh phải gồng mình giữ thăng bằng để khỏi ngã. “Mình muốn ly dị”. “Hừm, từ từ đã, mới an tọa nói chuyện đó mất vui”. “Nhưng mình cần gặp Sơn không phải để nhậu... mà chỉ uống rượu để giải sầu”. Giọng Quỳnh tha thiết: “Mình muốn ly dị. Dù sao mình cũng muốn Sơn nói với mình cái gì đó. Sơn tựa cằm trên đôi bàn tay đan vào nhau, giọng ỡm ờ khó hiểu: “Ờ! Ly dị! Cũng hay đấy. Nhưng thằng Ty, mầy tính sao?”. “Đương nhiên nó ở với mình!”. “Hai mẹ con mầy trong ngôi nhà thênh thang đó! Thế mầy đã hình dung ra cuộc sống thiếu Đạt chưa?”. “Rồi!”. “Mầy đã suy nghĩ kỹ?”. “Rất!”. “Rồi mầy sẽ ở vậy suốt đời?”. “Ừ!”. Chiếc thuyền bỗng chao đảo dữ dội, có vẻ như đã mất phương hướng giữa mù khơi. Quỳnh bíu chặt hai tay vào mạn thuyền. Căng mắt. Chờ đợi. Nước biển mặn chát. Cô mím chặt môi. Số phận của nó đang nằm trong tay cô. Không dưng cô thấy sợ khi vừa thốt tiếng “Ừ”. Cảm giác như đang đứng ở trên độ cao ngút mắt nhìn xuống vực sâu, nghe người chới với, rợn ngợp, choáng váng, hụt hẫng.

Sơn xoay xoay ly rượu trên tay, rồi ngửa cổ dốc tuột vào miệng. Quỳnh bắt chước. Lần đầu tiên Quỳnh nếm chất cay này. Hơi ấm dồn lên mặt. Người cô bỗng nhẹ tênh, muốn bay lên... Bay lên... A ha! Cuộc đời chỉ là một sân khấu, ta chỉ là một vai diễn, lại là một vai quần chúng mờ nhạt thoáng qua trong vài giây, vậy có gì quan trọng mà sao cứ phải lựa chọn, đắn đo? Mà sao cứ mãi quẩn quanh trong những đường biên ước lệ chật hẹp? Nhọc nhằn quá đỗi! Mỏi mệt quá chừng! Sức mạnh nổi loạn tiềm ẩn đâu đó giờ trào dâng, cuồng nộ dữ dội làm mắt Quỳnh sáng rực. Sơn rót đầy cả hai ly, điệu nghệ: “Bữa nay tụi mình say thử hè!”. “ OK!”. “Say cho biết thế nào là say. Say coi sướng cỡ nào mà mấy ổng lại khoái say”. “OK”. “Mầy còn nhớ phim Tề Thiên Đại Thánh?”. Quỳnh bực mình gắt: “Mắc gì có Tề Thiên ở đây?”. “Bình tĩnh nào. Thư giãn vài phút trước khi trở lại điểm nóng. Mầy còn nhớ khúc cuối bộ phim? Lúc thầy trò họ đã thỉnh được kinh?”. “Nhảm nhí! Mới uống chút đã say!”. “Đừng quá khinh địch à nhen! Hết chai nầy tao còn chưa say nữa là... Mầy nhớ cảnh kinh bị ướt. Thầy trò họ hè nhau phơi. Cơn gió to thổi tới. Kinh bay tứ tung. Họ táo tác chạy đi thu gom? Mầy còn nhớ một tờ kinh bị mất, không tìm lại được? Mầy còn nhớ vẻ mặt rầu rĩ thảm thương của Tam Tạng? Và... con khỉ kia đã triết lý như thế nào không?”. Quỳnh nổi nóng: “Bỏ qua con khỉ đó đi. Bữa nay mình gặp Sơn không phải để nói chuyện vớ vẩn”. “Hổng dám vớ vẩn đâu! Thầy ơi, cõi đời này đã hoàn hảo đâu mà thầy đòi bộ kinh hoàn hảo! Nhưng thôi, không khoái chuyện đó thì chuyện khác vậy. Mầy biết Thượng đế dựng nên loài người như thế nào không? Ngài tạo Adam trước rồi mới tạo Eva...”.

Lạy Chúa! Bữa nay Sơn làm sao ấy. Khi không đem chuyện cái thuở hồng hoang mịt mùng ra đây! Nếu có cây bút thử điện trong túi, Quỳnh sẽ đặt lên đầu Sơn, hẳn đỏ rực. “Mình xin Sơn! Vào việc đi!”. “Coi kìa!”. Quỳnh nhìn theo hướng tay của Sơn, một cặp nam nữ ngồi tình tứ bên nhau dưới tán cây tròn kiểu cách xinh xắn. “Có gì đâu?”. “Có chứ, mầy thấy Adam mặt mày gồ ghề vụng về vô tư, trong khi Eva thanh tú mềm mại khéo léo. Biết sao không? Bởi lần đầu tiên Thượng đế nặn Adam, ngài chưa có kinh nghiệm, hoặc có thể sơ ý quên đẽo gọt nắn nót trau chuốt điểm tô nên mới ra làm vậy. Tội nghiệp Adam! Còn Eva quả là một tuyệt tác! Nhưng bù lại chỉ là cái xương sườn nên mỏng manh, yếu ớt...”. Quỳnh năn nỉ: “Nói chuyện mình đi Sơn!”. Sơn lại rót rượu, bộ tịch giống hệt tay bợm nhậu chính hiệu, lè nhè: “Uống đi đã. Nè cụng ly! Nhưng xét cho cùng Adam cũng đáng thương, bị Eva dụ khị. Hậu duệ của cụ Adam cũng chẳng hơn gì, chàng Từ Hải đáng mặt anh hùng lắm chứ, đầu đội trời chân đạp đất vậy mà khờ khạo nghe lời em Kiều để chết đứng oan khiên! À, mầy ráng ăn cho no vào để lấy sức ly dị. Bữa nay mầy tiều tụy quá. Chà, cua mới lột vỏ ngon tuyệt! Ừ, ly dị quách cho xong chuyện. Thằng chả của tao còn lơ mơ, tao cũng ly dị luôn, tụi mình ở với nhau cho êm chuyện. Hi hi... nói giỡn cho vui, chứ tụi mình cùng một cực, đẩy ra ngay lập tức!”.

“Sơn ơi, bồ say rồi!”. “Nghe đã! Lát nữa tao sẽ hỏi số điện thoại nhà của tất cả những tên đàn ông trong quán này. Không những thế, tao còn đi khắp thành phố, tìm số điện thoại nhà của hết thảy bọn đàn ông đang ngồi trong các nơi ăn chơi đàn đúm. Để làm gì? Mầy ngốc thật, để gọi vợ họ, bảo những bà vợ ấy ly dị tất... Mầy ngồi xuống đi! Nào cụng ly... cụng ly chúc mừng những người vợ sẽ ly dị chồng!”. Sơn bỗng cất cao giọng: “Ước gì tất cả bọn đàn ông nhậu nhẹt đều bị vợ bỏ! Ước gì bọn đàn ông làm oai làm tướng trong nhà đều bị vợ bỏ! Và ước gì bọn đàn ông lăng nhăng đều bị vợ bỏ! Ôi cái bọn đàn ông! Chúc mừng những người vợ thoát được chồng! Chúc mừng!”. Quỳnh dằn dỗi: “Bồ say quá rồi!”. Sơn la to: “Hổng dám say đâu, vài ly rượu này nhằm nhò gì!”. Sơn lại rót, lại uống. “À, nói chuyện ly dị, tao chợt nhớ chuyện tao. Tao cũng đã từng viết đơn ly dị chứ bộ! Chuyện là vầy. Đêm đó, tao bị thức giấc hai lần! Chuyện tao vẫn giấu kín tự đáy lòng, nói ra dị hợm lắm, nhưng giờ tao kể hết cho mầy nghe. Rót nữa đi cưng, chà, đúng là tửu nhập ngôn xuất. Đêm đó, tao thức giấc hai lần. Ừ, thì tao biết mầy đang buồn, đang đứng trước vấn đề nghiêm trọng, cần lời khuyên của tao, nhưng từ từ nghe tao nói đã...

Lần thứ nhất, khoảng nửa đêm. Đang ngủ, chả ú ớ rồi nói ngay bên lỗ tai tao, rành rọt: “Nga ơi, anh chỉ yêu có mỗi mình em thôi! Trái tim anh chỉ có mỗi mình em!”. Tao giật bắn người! Mầy không tin ư? Nhưng trước khi tới điểm nóng, phải công nhận thằng chả sến dễ sợ! -Sơn đãi giọng ra, nhão nhoẹt- Trái tim anh chỉ có mỗi mình em! Hi hi! Người ta có thể tin mặt trời mọc đằng tây và lặn đằng đông, chứ làm sao tin được đức ông chồng của tao léng téng, phải không? Vậy mà... Hi hi... Mầy làm gì vậy, rót đi chứ. Bữa nay hai đứa mình chơi hết chai rượu này hén! Tao đập chả dậy. Chả ậm ừ rồi ngủ tiếp. Tao phải bấm huyệt nách chả, phải tung chưởng tới tấp, chả mới tỉnh. Ban đầu chả chối leo lẻo. Sau tao làm dữ quá, chả đành thú nhận, rằng Nga là mối tình đầu của chả, nhưng giờ ai đã có phận nấy. Chả biện hộ gần đây sao đầu óc chả hay nhớ lại chuyện xưa, nói năng lung tung, đừng chấp. Tao giả vờ đón đầu đón đuôi đón xuôi đón ngược. Ai ngờ chả khai tuốt, chả và Nga đã có một đứa con, lớn hơn bé Ngọc Hà hai tuổi, gởi xuống bà dì Nga tận Rạch Giá nuôi hộ! Chuyện tưởng chỉ xảy ra trong phim trong truyện, ai ngờ ngay trong nhà mình. Chả quỳ xuống lạy tao, xin tao tha thứ. Tao như đang nằm mơ, một tay cầm đơn ly hôn, một tay cầm con dao...

Chả không chịu ký. Tao chĩa mũi dao vào ngực tao. Chả cầm bút, vừa khóc vừa ngâm thơ. Thơ gì hả? Hèm! Để nhớ coi! “Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ. Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi những phút xao lòng”. Tao ngâm hay ra phết đấy chứ. Mầy cũng biết bài thơ này? Nhưng khi chả ký, tao bỗng nổi khùng, tặng hai nắm đấm thôi sơn vào ngực chả làm kỷ niệm trước khi giường ai nấy ngủ. Tao điên tiết xách gối qua phòng bé Hà. Ôi chao, rượu ngon hết biết mầy ơi, đúng là rượu ngoại. À, tao nuốt luôn mấy viên thuốc ngủ vào. Nhưng tao chỉ mơ mơ màng màng chứ không tài nào ngủ say được! Ừ, thì tao hơi bị kỳ, tới đây để nghe mầy tâm sự, ai dè ngứa miệng lại đi tâm sự với mầy. Thôi, mầy chịu khó nghe tao, lát tao lại chiụ khó nghe mầy!

Gần sáng, tao giật mình dậy. Trời mưa to. Sấm sét ầm ĩ. Bé Hà vẫn ngủ say. Tao sợ quá, nhét hai ngón tay vào lỗ tai. Bỗng ánh sáng chớp lòe, sáng lòa. Và... Và, tao thấy rõ ràng... mầy ơi, rõ ràng cái mặt người bự tổ chảng đen thui ngoài cửa sổ, giương cặp mắt trắng dã dòm trân trân tao! Kìa, mầy tái xanh thấy ghê! Có sao đâu, chuyện ở nhà tao mà! Tao hét um lên, chạy như bay ra ngoài. Bé Hà cũng chạy theo tao. Ai ngờ, chả cũng chạy ra, đụng phải tao, suýt té. Chả ôm hai mẹ con. Vỗ về. Qua cơn sợ hãi, tao hoàn toàn yên tâm khi nằm bên cạnh chả. Bé Hà bám lấy cổ chả. Mầy biết đấy, khi sợ thì hay...

Kìa, mầy để yên tao kể tiếp, chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi. Tao ra toa-lét, khi đi ngang qua phòng khách, tao lén xé vụn tờ đơn ly hôn! Đó, hai lần thức giấc của tao đó. À, chưa hết. Chừng mấy phút sau, gió to kinh khủng, cuốn phăng mái tôn ngoài bếp nghe ầm ầm, tưởng như tận thế. Chả ra bếp thu dọn. Tao với bé Hà chui xuống gầm giường ôm nhau run. Xong chả vào lôi mẹ con tao ra, phủi mạng nhện, bồng hai mẹ con lên giường. Hết chuyện!”.

Quỳnh tròn mắt: “Ổng bồng Sơn?”(Sơn cao khoảng hơn mét sáu, nặng độ bảy chục ký, coi gần giống võ sĩ sumo! Có lần chồng bất tỉnh giữa khuya, Sơn cõng chồng chạy một mạch tới bệnh viện! Quỳnh phục sát đất. Sơn nhún vai, xì, chuyện lẻ tẻ, chả thua tao ba tuổi, nhẹ hơn tao cả chục ký!). “Ừ, bồng ngon ơ! Hi hi! Tao chẳng còn sợ gì nữa, khò tới sáng. Thôi kệ, dù sao mình cũng chỉ là cái xương sườn bé nhỏ. Mà nấp trong lòng chả coi bộ khỏe ru à nhen! Cũng may chả đãng trí, quên béng cái đơn ly hôn. Tao cứ lo ngay ngáy sợ chả hỏi, quê cả cục. Mầy ơi, hình như đàn bà mình đôi khi có thể độ lượng với cả thế gian, nhưng lại khe khắt chấp vặt với chồng”.

Hơi ấm, mùi vị quen thuộc, hơi thở xiết bao nồng nàn của Đạt bỗng quấn lấy Quỳnh, nao lòng. Gió yên. Biển lặng. Con thuyền chao nhẹ. Quỳnh duỗi đôi bàn tay. Đôi bàn tay mỏi nhừ.

“Nè, uống đi chứ. À, cái mặt đen thui ngoài cửa sổ hả, tao không biết là gì, có thể bọn trộm bôi mặt bôi mày hù mình. Cũng có thể là ma. Gớm, mầy chưa thấy đã run. Sợ gì, đến giờ phút này mầy vẫn còn Đạt bên cạnh. Đêm nay cứ yên tâm ngủ. Còn ngày mai tính sau. Ơ, hết chai rượu rồi!”.

Kìa, con chim bố! Quỳnh chồm người tới nhìn kỹ bức tranh: Hóa ra con chim bố đứng khuất đằng sau con chim mẹ, đôi cánh hơi xòe ra như sẵn sàng che chắn, miệng ngậm mồi, mắt chan chứa yêu thương. Quỳnh như bị nó cuốn hút, mê hoặc.

“Này, đứng lên coi ai say cho biết. Nếu không lái nổi tao phone cho chả, chả tới ngay. Đạt cũng vậy. Chưa ly dị mà! Dễ gì mấy chả bỏ tụi mình nằm đây. À, rượu ngon không mậy? Hi hi, thực ra chai rượu đó toàn sô đa với cà phê. Bộ mầy tưởng... có mà tao với mầy quay đơ! Thì hồi đầu tao đã thành thực khai báo rồi, rượu chỉ thiệt có năm phần trăm thôi. Mầy dỏm dễ sợ! Ủa, còn chuyện của mầy? Hay tụi mình trở vào quán nói chuyện tiếp!”. Quỳnh cười: “ Thôi về đi! Chuyện Sơn tếu thật đấy... Thì ra...”. “ Ừ, thì ra... vậy đó! Tối mai cũng quán này nghen, sẽ bàn chuyện ly dị của mầy”.

Đường phố đã thưa thớt người. Trời lạnh quá chừng. Quỳnh chợt nhớ đến bàn tay to chắc vững chãi và vùng ngực rộng lớn nóng ấm của Đạt.

Kéo cao cổ áo, Quỳnh rồ ga nhanh hơn. Chú chim non của Quỳnh hẳn đang há to mỏ đợi mẹ?

Thì ra!... Ừ! Thì ra!...

@: nguồn:hợp tuyển THỜI VĂN số 6

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2007

rung ru

rừng rú


lẻ trời

trời sinh mưa nắng hôn nhau

gió hôn ngọn cỏ ao sâu hôn bèo

cớ sao em chẳng làm theo

mình hôn nhau ấy:

- là theo lẻ trời.

em về

bụi cát sau lưng

em về trắng phố mưa qua,

đường xanh sẽ nhạc lên toa tình đầu.

nón nghiêng tay nửa khung màu,

bạc ngà khói cuộn sẽ lau phiếm buồn.

- em về bụt cát sau lưng,

nửa theo hè vắng nửa mừng nhạn xưa.

tạp chí văn học gài gòn. (trước 1975)


Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2007

Cao huy khanh

Cao Bá Quát:

NHỮNG CÂU HỎI VỀ CUỘC ĐỜI MÌNH

- CAO HUY KHANH

Có thể nói thơ Cao Bá Quát đầy những câu hỏi.

Câu hỏi về phương hướng cuộc đời mình rồi sẽ đi về đâu trong một hiện thực tựa như bãi cát dài vô tận , ngút mắt, càng đi như càng bị lún xuống , chân trời càng lùi xa … những bãi cát ông từng thấy ở đất Quảng Trị trong khoảng làm viên quan nhỏ ở Huế : "Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây? …Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?” hoặc : "” Đi trên con đường dài thăm thẳm … Lần này lại từ biệt để đi đâu nhỉ?” (*). ”Câu hỏi về mối đam mê văn chương của mình có ích gì : " Chuyện văn chương trước đây thực là trò trẻ con , trong thế gian này có ai thực là bậc tài trai lại phí cả một đời cho mấy pho sách cũ?”. Câu hỏi về sự nghiệp của một bậc nam tử muốn giúp đời mà đành bất lực : "Không có một sách lược gì làm cho đời được thái bình , thẹn mình là một nhà Nho mà lại tàm thường đến thế?”, sống mà cũng như kẻ đã chết rồi: "Xuân hết rồi, nào ai gọi hồn người chưa chết?”. Câu hỏi về lẽ xuất xứ, bài học vỡ lòng muôn năm của các nhà Nho: "Việc đã chưa được như ý, lòng cũng khó mà được tự do. Xưa nay những khách ngoài vòng, vừa ẩn vừa xuất cốt để vì ai?” Và thế rồi tất cả đều dẫn đến câu hỏi tối hậu là đời mình bấy lâu nay sống như thế là đúng hay sai bằng cách mượn trường hợp của Nguyễn Công Trứ để đặt nghi vấn: "Có lẽ nào sau mươi chín năm qua đều là sai cả?”.

Những câu hỏi đó thể hiện mối mâu thuẫn muôn dời của những kẻ thất bại trên đường đời khi thực tế cuộc sống không ăn khớp với ước mơ. Với Cao Bá Quát đó là mâu thuẫn giữa giấc mộng công danh và ý tưởng phản kháng chống lại triều đình nhà Nguyễn mới nhen nhúm, mâu thuẫn giữa niềm tin “văn dĩ tải dạo” và khát vọng hành động thực tiễn , mâu thuẫn giữa ý chí vào đời chiến đấu (xuất) và mơ tưởng cầu an, hưởng nhàn (xử). Những mối mâu thuẫn đó khiến nhà thơ không lúc nào không bị dằn vặt, ray rứt: "Cứ trằn trọc với điều suy nghĩ , như say lại như tỉnh”.

Phải đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên: Văn chương hay hành động ? Cả một bản cáo trạng chống văn chương đã được Cao Bá Quát tích lũy , tập hợp lại rồi lần lượt nêu ra hài tội . Nào là " Về già, văn chương không mưu tính được chuyện gì cho mình”; nào là " Mười năm cầm bút phí cả thì giờ”, nào là "Tự cười mình còn vứơng vào thói đời chưa dứt bỏ đi được , cứ giữ mãi cuốn sách quá đỗãi ham mê” … Làm quan hay đi chiến đấu? Câu trả lời : " Là người dũng cảm đâu có chịu chết nơi văn tự!”. Và khẳng định : " Là người trượng phu đã chống gươm đi thì đi thẳng , chẳng bắt chước như đàn bà , con trẻ bịn rịn trong lúc phân kỳ!”. Thay vì những dấùu hỏi, bây giờ là những dấu than(!) quả quyết.

Có thể nói Cao Bá Quát đã tìm ra đáp số cho bài toán phân vân về cuộc đời mình đúng hay sai . Cuộc đời đó – nói đúng hơn là 3/4 cuộc đời đó – nó đã sai , đã lầm rồi : " Đời ta trót lầm lỡ vì cái danh hờ, hàng mười năm chìm đắm trong bút mực “ và “ Ở quán bên sông hàng tuần tin tức gián đọan , nơi chân trời cây đàn thanh kiếm đi đã lầm đường”. Đó là câu trả lời tối hậïu đặt lên định mệnh nhà thơ đầûy phóng túng đưa đến sự chọn lựa cuối cùng như đã biết”.

Trong sự nghiệp thơ văn Cao Bá Quát để lại có một lỗ hổng lớn là loại sáng tác “nổi loạn” tức là những bài thơ, bài văn làm trong khoảng thời gian bắt đầu manh nha ý hướng dứng lên kêu gọi chống lại triều đình cho đến lúc gia nhập đòan quân “Giặc châu chấu” – phỏng đóan kéo dài vài ba năm cuối đời (từ 1852 lúc đi Sơn Tây làm giáo thụ đến khi bị bắn chết tại trận tiền tháng giêng năm 1855). Trong số hơn 1000 bài thơ văn của ông còn tìm lại được hầu như không có bao nhiêu loại văn thơ phản kháng trực diện, điều mà ông đã làm được trên thực tế. Một thiên tài thi phú lớn như ông – sáng tác nhiều và nhanh, đủ thể loại – chăng lẽ lại không quay ngòi bút của mình về cái đề tài lớn cuối cùng đó của đời mình? Lời giải thích dễ hiểu nhất là loại văn thơ đó có nhưng đã bị thất truyền, bị tiêu diệt bởi cái án tru di tam tộc . Nhưng không lẽ tất cả đều bị đốt hết trong lúc sau này chúng ta vẫn sưu tầm lại được đến hơn 1000 bài khác ? Và ngoài phần tác phẩm bi đốt, bị cấm còn sự lưu truyền trong dân gian nữa làm sao xóa trắng hết được ? Lịch sử đã cho thấy những nhân vật lớn luôn luôn đày những giai thoại truyền miệng – như Nguyễn Trãi chẳng hạn. Cao Bá Quát cũng vậy, cuộc đời và con người ông được dân gian tô điểm cho biết bao giai thoại kỳ thú , vậy tại sao loại văn thơ chiến đấùu của ông – nếu có – lại không được dân gian gìn giữ, không đầy đủ thì cũng còn lại chút ít , bất chấp mọi lênh cấm của nhà Nguyễn?

Phải chăng ta có thể nghĩ tới một giả thuyết khác : Cao Bá Quát không làm hoặc làm không bao nhiêu loại văn thơ ấy. Có thể vì ông không có thì giờ, cũng không còn tâm trí nghĩ đến việc này nữa trong cái cảnh dàu sôi lửa bỏng lúc đó với cương vị là Quốc sư của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Hoặc là biết đâu bây giờ ông không muốn, không thèm làm thơ phú gì nữa như câu trả lời mà ông tìm ra nêu trên ? Đã tỉnh ngộ rồi giấc mộng văn chương : " Biết rằng bút mực văn chương không phải là nơi để cho mình chết”.

Một khi đã dấn mình vào bãi chiến trường nơi tên bay đạn lạc , nếu có còn bận tâm đến chuyện văn chương thơ phú, nếu còn nhớ đến việc sáng tác , nếu có viết thì ông chỉ muốn viết một câu duy nhất:

“ Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn

Mục Dã, Minh Điền hữu Vũ Thang”

Cao Huy Khanh

(tháng 12/94)

(*)Tất cả đều dịch nghĩa từ các bài thơ chữ Hán.Trích dẫn theo:"Thơ văn Cao Bá Quát (NXB Văn Học 1984).

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007

TRẦN THỊ CỔ TÍCH

TRẦN THỊ CỔ TÍCH


GIỮA THÀNH PHỐ CHƯA QUEN


Chiều lang thang cùng mưa bay trong nắng

Lòng hỏi thầm còn lại những gì đây?

Đường ta đi, gót mòn thênh thang lắm

Tiếng hát người lồng lộng giữa trời mây

Xin gửi hết thương yêu về cố quận

Phố vẫn hiền trong nỗi nhớ hôm nay

Nhớ hái giùm ta nhành duyên sứ trắng

Hương thân tình còn tỏa ngát trên tay

Ta bây giờ lòng như con đường vắng

Ngẩn ngơ nhìn từng vạt nắng vàng phai

Xuân chưa về nên mai chưa nở trắng

Ta chưa về nên khói thuốc bỗng cay...


TRƯƠNG THỊ KIM CHI

TRƯƠNG THỊ KIM CHI

HAI LẦN THỨC GIẤC


Vòng xoay dày đặc, có chỗ bị tắc nghẽn vài phút.

“Rầm!”. Một chiếc xe đạp chạy sát cạnh Quỳnh, tự va vào xe Quỳnh và tự ngã. Những chiếc xe vây quanh né ra. Cô bé nhanh nhẹn đứng dậy. Quỳnh buộc phải trôi theo hết dòng chảy của vòng xoay rồi mới tấp được vào lề, ngoái nhìn lại. Muộn rồi! Cô bé, có lẽ là một sinh viên nghèo, đã mất hút. Quỳnh lại chậm! Sơn từng nhận xét: “Mầy có trái tim mẫn cảm nhưng khối óc và hành động chậm rì”. Quỳnh ngẩn ngơ ân hận. Lẽ ra Quỳnh đã làm được một cái gì đó cho cô bé.

Hình ảnh của Quỳnh vào buổi trưa đã xa chợt hiện về. Một chiếc xe con sang trọng từ trong hẻm lao ra, Quỳnh lăn xuống lề đường. Cô gái lái chiếc xe con đó có lẽ trạc tuổi Quỳnh, miệng vẫn thản nhiên nhóp nhép nhai kẹo cao su, mặt lạnh lùng, tỉnh bơ ngồi ôm vô-lăng dòm Quỳnh lòm còm bò dậy. Nó sai luật! Mặc kệ nó! Quỳnh đã đứng dậy được và chuẩn bị đi. Ngay lúc ấy, Sơn thò tay vào túm tóc cô gái kia, bắt ra xin lỗi Quỳnh. Cô chiêu đành khuất phục trước đôi mắt tóe lửa của Sơn. Sơn đến phủi quần áo cho Quỳnh, lớn giọng mắng Quỳnh sao quá hiền để người ta ăn hiếp, rằng không biết nhìn kẻ đối diện mà xử sự. “Với cái ngữ kia mà đưa mặt ra là nó tát đủ hai má đến nổ đom đóm đấy ngốc ạ!”. Sau này Quỳnh được biết, Sơn có mấy ngón võ cổ truyền cùng với tính khí thẳng thắn, khẳng khái, gặp chuyện bất bình dễ gì bỏ qua! Rồi Sơn trở thành bạn thân nhất của Quỳnh, hễ có chuyện vui buồn, nhất là những chuyện nan giải, cô đều nhờ Sơn. Sơn luôn giúp cô tìm được đáp số cho những bài toán rất hóc búa của cuộc đời một cách thông minh và tuyệt vời nhất.

Chiều cuối đông xuống nhanh. Trên bầu trời xám tro, một mảng mây không rõ hình thù đang tím sẫm lại, u buồn, tuyệt vọng. Không khí se lạnh. Vẫn trôi giữa dòng người ken dày vội vã tất bật, Quỳnh cảm thấy mình lạc lõng bơ vơ, cô đơn yếu ớt, sắp kiệt sức bởi gánh nặng khổ đau cùng cực. Một cái gì quý giá nhất dường như sắp tan vỡ. Quỳnh đã đi qua đoạn đường chưa dài nhưng không phải ngắn của đời người và đã lầm lạc ư? Quỳnh sắp rẽ sang lối khác và có còn lầm lạc? Eden còn xa lắm? Hay tại cô vốn chậm chạp? Hơn một năm rồi cô vẫn chưa giải quyết cho ra đầu ra đũa, cứ nhập nhằng mãi. Nhưng trong việc này Sơn lại bảo, đôi khi cái chậm cũng có cái hay của nó. Chậm một giây có thể thoát hiểm vì tai nạn vừa xảy ra trước đó một giây. Quỳnh còn sức chiụ đựng được bao lâu nữa? Sơn trấn an, còn thở là còn sức chịu đựng, đó là bản năng, là thuộc tính của con người. Cả năm nay Quỳnh tiều tụy héo hon. Sơn ngậm ngùi, mầy bớt ghen chút đi. Không, tao không thèm ghen, tao chỉ đau đớn vì bị xúc phạm. Một cách nói kiêu ngạo về ghen đó ngốc ơi, mầy còn ghen có nghĩa là còn yêu, ghen càng dữ yêu càng tợn. Ừ, có lẽ Sơn nói đúng, mình vẫn không thôi nghĩ về Đạt. Trời ơi, Đạt là gì, là bóng râm trên con đường trưa nắng, là chốn bình yên trước những bất trắc của cuộc đời hay là tảng đá khổng lồ trên chiếc lưng nhỏ nhắn mỏng manh của Quỳnh? Sao nhiều ngã ba ngã tư, nhiều khúc quanh khúc quẹo? Lòng đang u ám mỏi mệt và rối như tơ vò, Quỳnh càng thêm bực bội. Càng bực bội càng nhầm đường.

Rồi cũng đến Eden! Một nhà hàng kiểu sân vườn khá lịch sự! Quỳnh ngơ ngác lúng túng, bán tín bán nghi bên bức tượng thạch cao đặt ngay lối vào: Người đàn bà đang đưa trái táo tận miệng người đàn ông. Ánh mắt háo hức say sưa và nét môi dưới trễ xuống thèm thuồng của người đàn ông làm Quỳnh chú ý. Sơn chạy ra kéo Quỳnh vào cái bàn trong góc kín đáo nhất, khuất sau ba cây cau kiểng đang trổ buồng, chụm gốc nhau trong cái chậu vuông to tướng.

“?ừng dòm láo liêng coi quê cả cục, thiên hạ cười cho! Ăn gì?”. Quỳnh hờ hững: “Gì cũng được! Không quan trọng”. “Chuột đồng nướng trui nghen!”. “Đừng đùa, Sơn à!”. Quỳnh đưa tay lên cổ, kéo một cái gì đó xuống. Sơn cười hề hề, lôi trong túi xách ra chai rượu, dài giọng: “Ông anh ở Mỹ về cho, Rémy Martin đàng hoàng à nhen! Ổng mua trên máy bay. Bảo đảm thứ thiệt năm phần trăm! Hay ăn dồi chó? Tranh thủ ăn kẻo chết xuống âm phủ biết có hay không mầy ơi”. Quỳnh uể oải: “Thôi mà Sơn!”.

Một bức tranh lớn trên mảng tường trước mặt vừa ngang tầm mắt Quỳnh: Bên ngoài trời đang bão tuyết dữ dội thì trong cái tổ rơm ấm áp nằm sâu trong một hốc cây, con chim mẹ đang mớm mồi cho hai chú chim con, hai cái mỏ há to hết cỡ. Quỳnh lặng người, bất động vì cảm xúc. Cảnh vật xung quanh thoáng phủ sương. Bức tranh như tỏa hơi ấm, toát lên điều bí mật đầy quyến rũ khó lòng lý giải trong giây lát. Hình ảnh Đạt xa lạ hiện ra rồi tan biến trong khoảnh khắc, tựa ảo ảnh. Phải, cầu mong sao Đạt chỉ là ảo ảnh. Bởi lòng tự trọng của Quỳnh đã bị tổn thương nặng nề. Bởi vết thương càng ngày càng bị Quỳnh tự khoét vào, nhức nhối. Chiếc thuyền vẫn tròng trành giữa biển khơi trong cơn sóng gió. Quỳnh phải gồng mình giữ thăng bằng để khỏi ngã. “Mình muốn ly dị”. “Hừm, từ từ đã, mới an tọa nói chuyện đó mất vui”. “Nhưng mình cần gặp Sơn không phải để nhậu... mà chỉ uống rượu để giải sầu”. Giọng Quỳnh tha thiết: “Mình muốn ly dị. Dù sao mình cũng muốn Sơn nói với mình cái gì đó. Sơn tựa cằm trên đôi bàn tay đan vào nhau, giọng ỡm ờ khó hiểu: “Ờ! Ly dị! Cũng hay đấy. Nhưng thằng Ty, mầy tính sao?”. “Đương nhiên nó ở với mình!”. “Hai mẹ con mầy trong ngôi nhà thênh thang đó! Thế mầy đã hình dung ra cuộc sống thiếu Đạt chưa?”. “Rồi!”. “Mầy đã suy nghĩ kỹ?”. “Rất!”. “Rồi mầy sẽ ở vậy suốt đời?”. “Ừ!”. Chiếc thuyền bỗng chao đảo dữ dội, có vẻ như đã mất phương hướng giữa mù khơi. Quỳnh bíu chặt hai tay vào mạn thuyền. Căng mắt. Chờ đợi. Nước biển mặn chát. Cô mím chặt môi. Số phận của nó đang nằm trong tay cô. Không dưng cô thấy sợ khi vừa thốt tiếng “Ừ”. Cảm giác như đang đứng ở trên độ cao ngút mắt nhìn xuống vực sâu, nghe người chới với, rợn ngợp, choáng váng, hụt hẫng.

Sơn xoay xoay ly rượu trên tay, rồi ngửa cổ dốc tuột vào miệng. Quỳnh bắt chước. Lần đầu tiên Quỳnh nếm chất cay này. Hơi ấm dồn lên mặt. Người cô bỗng nhẹ tênh, muốn bay lên... Bay lên... A ha! Cuộc đời chỉ là một sân khấu, ta chỉ là một vai diễn, lại là một vai quần chúng mờ nhạt thoáng qua trong vài giây, vậy có gì quan trọng mà sao cứ phải lựa chọn, đắn đo? Mà sao cứ mãi quẩn quanh trong những đường biên ước lệ chật hẹp? Nhọc nhằn quá đỗi! Mỏi mệt quá chừng! Sức mạnh nổi loạn tiềm ẩn đâu đó giờ trào dâng, cuồng nộ dữ dội làm mắt Quỳnh sáng rực. Sơn rót đầy cả hai ly, điệu nghệ: “Bữa nay tụi mình say thử hè!”. “ OK!”. “Say cho biết thế nào là say. Say coi sướng cỡ nào mà mấy ổng lại khoái say”. “OK”. “Mầy còn nhớ phim Tề Thiên Đại Thánh?”. Quỳnh bực mình gắt: “Mắc gì có Tề Thiên ở đây?”. “Bình tĩnh nào. Thư giãn vài phút trước khi trở lại điểm nóng. Mầy còn nhớ khúc cuối bộ phim? Lúc thầy trò họ đã thỉnh được kinh?”. “Nhảm nhí! Mới uống chút đã say!”. “Đừng quá khinh địch à nhen! Hết chai nầy tao còn chưa say nữa là... Mầy nhớ cảnh kinh bị ướt. Thầy trò họ hè nhau phơi. Cơn gió to thổi tới. Kinh bay tứ tung. Họ táo tác chạy đi thu gom? Mầy còn nhớ một tờ kinh bị mất, không tìm lại được? Mầy còn nhớ vẻ mặt rầu rĩ thảm thương của Tam Tạng? Và... con khỉ kia đã triết lý như thế nào không?”. Quỳnh nổi nóng: “Bỏ qua con khỉ đó đi. Bữa nay mình gặp Sơn không phải để nói chuyện vớ vẩn”. “Hổng dám vớ vẩn đâu! Thầy ơi, cõi đời này đã hoàn hảo đâu mà thầy đòi bộ kinh hoàn hảo! Nhưng thôi, không khoái chuyện đó thì chuyện khác vậy. Mầy biết Thượng đế dựng nên loài người như thế nào không? Ngài tạo Adam trước rồi mới tạo Eva...”.

Lạy Chúa! Bữa nay Sơn làm sao ấy. Khi không đem chuyện cái thuở hồng hoang mịt mùng ra đây! Nếu có cây bút thử điện trong túi, Quỳnh sẽ đặt lên đầu Sơn, hẳn đỏ rực. “Mình xin Sơn! Vào việc đi!”. “Coi kìa!”. Quỳnh nhìn theo hướng tay của Sơn, một cặp nam nữ ngồi tình tứ bên nhau dưới tán cây tròn kiểu cách xinh xắn. “Có gì đâu?”. “Có chứ, mầy thấy Adam mặt mày gồ ghề vụng về vô tư, trong khi Eva thanh tú mềm mại khéo léo. Biết sao không? Bởi lần đầu tiên Thượng đế nặn Adam, ngài chưa có kinh nghiệm, hoặc có thể sơ ý quên đẽo gọt nắn nót trau chuốt điểm tô nên mới ra làm vậy. Tội nghiệp Adam! Còn Eva quả là một tuyệt tác! Nhưng bù lại chỉ là cái xương sườn nên mỏng manh, yếu ớt...”. Quỳnh năn nỉ: “Nói chuyện mình đi Sơn!”. Sơn lại rót rượu, bộ tịch giống hệt tay bợm nhậu chính hiệu, lè nhè: “Uống đi đã. Nè cụng ly! Nhưng xét cho cùng Adam cũng đáng thương, bị Eva dụ khị. Hậu duệ của cụ Adam cũng chẳng hơn gì, chàng Từ Hải đáng mặt anh hùng lắm chứ, đầu đội trời chân đạp đất vậy mà khờ khạo nghe lời em Kiều để chết đứng oan khiên! À, mầy ráng ăn cho no vào để lấy sức ly dị. Bữa nay mầy tiều tụy quá. Chà, cua mới lột vỏ ngon tuyệt! Ừ, ly dị quách cho xong chuyện. Thằng chả của tao còn lơ mơ, tao cũng ly dị luôn, tụi mình ở với nhau cho êm chuyện. Hi hi... nói giỡn cho vui, chứ tụi mình cùng một cực, đẩy ra ngay lập tức!”.

“Sơn ơi, bồ say rồi!”. “Nghe đã! Lát nữa tao sẽ hỏi số điện thoại nhà của tất cả những tên đàn ông trong quán này. Không những thế, tao còn đi khắp thành phố, tìm số điện thoại nhà của hết thảy bọn đàn ông đang ngồi trong các nơi ăn chơi đàn đúm. Để làm gì? Mầy ngốc thật, để gọi vợ họ, bảo những bà vợ ấy ly dị tất... Mầy ngồi xuống đi! Nào cụng ly... cụng ly chúc mừng những người vợ sẽ ly dị chồng!”. Sơn bỗng cất cao giọng: “Ước gì tất cả bọn đàn ông nhậu nhẹt đều bị vợ bỏ! Ước gì bọn đàn ông làm oai làm tướng trong nhà đều bị vợ bỏ! Và ước gì bọn đàn ông lăng nhăng đều bị vợ bỏ! Ôi cái bọn đàn ông! Chúc mừng những người vợ thoát được chồng! Chúc mừng!”. Quỳnh dằn dỗi: “Bồ say quá rồi!”. Sơn la to: “Hổng dám say đâu, vài ly rượu này nhằm nhò gì!”. Sơn lại rót, lại uống. “À, nói chuyện ly dị, tao chợt nhớ chuyện tao. Tao cũng đã từng viết đơn ly dị chứ bộ! Chuyện là vầy. Đêm đó, tao bị thức giấc hai lần! Chuyện tao vẫn giấu kín tự đáy lòng, nói ra dị hợm lắm, nhưng giờ tao kể hết cho mầy nghe. Rót nữa đi cưng, chà, đúng là tửu nhập ngôn xuất. Đêm đó, tao thức giấc hai lần. Ừ, thì tao biết mầy đang buồn, đang đứng trước vấn đề nghiêm trọng, cần lời khuyên của tao, nhưng từ từ nghe tao nói đã...

Lần thứ nhất, khoảng nửa đêm. Đang ngủ, chả ú ớ rồi nói ngay bên lỗ tai tao, rành rọt: “Nga ơi, anh chỉ yêu có mỗi mình em thôi! Trái tim anh chỉ có mỗi mình em!”. Tao giật bắn người! Mầy không tin ư? Nhưng trước khi tới điểm nóng, phải công nhận thằng chả sến dễ sợ! -Sơn đãi giọng ra, nhão nhoẹt- Trái tim anh chỉ có mỗi mình em! Hi hi! Người ta có thể tin mặt trời mọc đằng tây và lặn đằng đông, chứ làm sao tin được đức ông chồng của tao léng téng, phải không? Vậy mà... Hi hi... Mầy làm gì vậy, rót đi chứ. Bữa nay hai đứa mình chơi hết chai rượu này hén! Tao đập chả dậy. Chả ậm ừ rồi ngủ tiếp. Tao phải bấm huyệt nách chả, phải tung chưởng tới tấp, chả mới tỉnh. Ban đầu chả chối leo lẻo. Sau tao làm dữ quá, chả đành thú nhận, rằng Nga là mối tình đầu của chả, nhưng giờ ai đã có phận nấy. Chả biện hộ gần đây sao đầu óc chả hay nhớ lại chuyện xưa, nói năng lung tung, đừng chấp. Tao giả vờ đón đầu đón đuôi đón xuôi đón ngược. Ai ngờ chả khai tuốt, chả và Nga đã có một đứa con, lớn hơn bé Ngọc Hà hai tuổi, gởi xuống bà dì Nga tận Rạch Giá nuôi hộ! Chuyện tưởng chỉ xảy ra trong phim trong truyện, ai ngờ ngay trong nhà mình. Chả quỳ xuống lạy tao, xin tao tha thứ. Tao như đang nằm mơ, một tay cầm đơn ly hôn, một tay cầm con dao...

Chả không chịu ký. Tao chĩa mũi dao vào ngực tao. Chả cầm bút, vừa khóc vừa ngâm thơ. Thơ gì hả? Hèm! Để nhớ coi! “Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ. Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ. Đừng trách chi những phút xao lòng”. Tao ngâm hay ra phết đấy chứ. Mầy cũng biết bài thơ này? Nhưng khi chả ký, tao bỗng nổi khùng, tặng hai nắm đấm thôi sơn vào ngực chả làm kỷ niệm trước khi giường ai nấy ngủ. Tao điên tiết xách gối qua phòng bé Hà. Ôi chao, rượu ngon hết biết mầy ơi, đúng là rượu ngoại. À, tao nuốt luôn mấy viên thuốc ngủ vào. Nhưng tao chỉ mơ mơ màng màng chứ không tài nào ngủ say được! Ừ, thì tao hơi bị kỳ, tới đây để nghe mầy tâm sự, ai dè ngứa miệng lại đi tâm sự với mầy. Thôi, mầy chịu khó nghe tao, lát tao lại chiụ khó nghe mầy!

Gần sáng, tao giật mình dậy. Trời mưa to. Sấm sét ầm ĩ. Bé Hà vẫn ngủ say. Tao sợ quá, nhét hai ngón tay vào lỗ tai. Bỗng ánh sáng chớp lòe, sáng lòa. Và... Và, tao thấy rõ ràng... mầy ơi, rõ ràng cái mặt người bự tổ chảng đen thui ngoài cửa sổ, giương cặp mắt trắng dã dòm trân trân tao! Kìa, mầy tái xanh thấy ghê! Có sao đâu, chuyện ở nhà tao mà! Tao hét um lên, chạy như bay ra ngoài. Bé Hà cũng chạy theo tao. Ai ngờ, chả cũng chạy ra, đụng phải tao, suýt té. Chả ôm hai mẹ con. Vỗ về. Qua cơn sợ hãi, tao hoàn toàn yên tâm khi nằm bên cạnh chả. Bé Hà bám lấy cổ chả. Mầy biết đấy, khi sợ thì hay...

Kìa, mầy để yên tao kể tiếp, chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi. Tao ra toa-lét, khi đi ngang qua phòng khách, tao lén xé vụn tờ đơn ly hôn! Đó, hai lần thức giấc của tao đó. À, chưa hết. Chừng mấy phút sau, gió to kinh khủng, cuốn phăng mái tôn ngoài bếp nghe ầm ầm, tưởng như tận thế. Chả ra bếp thu dọn. Tao với bé Hà chui xuống gầm giường ôm nhau run. Xong chả vào lôi mẹ con tao ra, phủi mạng nhện, bồng hai mẹ con lên giường. Hết chuyện!”.

Quỳnh tròn mắt: “Ổng bồng Sơn?”(Sơn cao khoảng hơn mét sáu, nặng độ bảy chục ký, coi gần giống võ sĩ sumo! Có lần chồng bất tỉnh giữa khuya, Sơn cõng chồng chạy một mạch tới bệnh viện! Quỳnh phục sát đất. Sơn nhún vai, xì, chuyện lẻ tẻ, chả thua tao ba tuổi, nhẹ hơn tao cả chục ký!). “Ừ, bồng ngon ơ! Hi hi! Tao chẳng còn sợ gì nữa, khò tới sáng. Thôi kệ, dù sao mình cũng chỉ là cái xương sườn bé nhỏ. Mà nấp trong lòng chả coi bộ khỏe ru à nhen! Cũng may chả đãng trí, quên béng cái đơn ly hôn. Tao cứ lo ngay ngáy sợ chả hỏi, quê cả cục. Mầy ơi, hình như đàn bà mình đôi khi có thể độ lượng với cả thế gian, nhưng lại khe khắt chấp vặt với chồng”.

Hơi ấm, mùi vị quen thuộc, hơi thở xiết bao nồng nàn của Đạt bỗng quấn lấy Quỳnh, nao lòng. Gió yên. Biển lặng. Con thuyền chao nhẹ. Quỳnh duỗi đôi bàn tay. Đôi bàn tay mỏi nhừ.

“Nè, uống đi chứ. À, cái mặt đen thui ngoài cửa sổ hả, tao không biết là gì, có thể bọn trộm bôi mặt bôi mày hù mình. Cũng có thể là ma. Gớm, mầy chưa thấy đã run. Sợ gì, đến giờ phút này mầy vẫn còn Đạt bên cạnh. Đêm nay cứ yên tâm ngủ. Còn ngày mai tính sau. Ơ, hết chai rượu rồi!”.

Kìa, con chim bố! Quỳnh chồm người tới nhìn kỹ bức tranh: Hóa ra con chim bố đứng khuất đằng sau con chim mẹ, đôi cánh hơi xòe ra như sẵn sàng che chắn, miệng ngậm mồi, mắt chan chứa yêu thương. Quỳnh như bị nó cuốn hút, mê hoặc.

“Này, đứng lên coi ai say cho biết. Nếu không lái nổi tao phone cho chả, chả tới ngay. Đạt cũng vậy. Chưa ly dị mà! Dễ gì mấy chả bỏ tụi mình nằm đây. À, rượu ngon không mậy? Hi hi, thực ra chai rượu đó toàn sô đa với cà phê. Bộ mầy tưởng... có mà tao với mầy quay đơ! Thì hồi đầu tao đã thành thực khai báo rồi, rượu chỉ thiệt có năm phần trăm thôi. Mầy dỏm dễ sợ! Ủa, còn chuyện của mầy? Hay tụi mình trở vào quán nói chuyện tiếp!”. Quỳnh cười: “ Thôi về đi! Chuyện Sơn tếu thật đấy... Thì ra...”. “ Ừ, thì ra... vậy đó! Tối mai cũng quán này nghen, sẽ bàn chuyện ly dị của mầy”.

Đường phố đã thưa thớt người. Trời lạnh quá chừng. Quỳnh chợt nhớ đến bàn tay to chắc vững chãi và vùng ngực rộng lớn nóng ấm của Đạt.

Kéo cao cổ áo, Quỳnh rồ ga nhanh hơn. Chú chim non của Quỳnh hẳn đang há to mỏ đợi mẹ?

Thì ra!... Ừ! Thì ra!...

@: nguồn:hợp tuyển THỜI VĂN số 6




100 nhà thơ Huế đương thời


100 nhà thơ Huế đương thời

Tập 1

(phần 1: Từ vần A đến vần L)

Bản điện tử do Văn Viết lộc thực hiện.

Đưa lên trang:http://freewebs.com/vanvietloc ngày 27 tháng 07 năm 2007.

xin vào trang web để xem

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2007

nguyễn lâm hành

NGUYỄN LÂM HÀNH

minh họa: vũ hà nam


ĐỔI LÒNG

Anh đã tiễn tình xưa nương xứ lạ

Trái mặt trời vừa ửng trốn tìm nhau

Sương chưa tan đôi hàng lệ vô thường

Lòng rớt lạnh khắc tên viên cuội cũ

Gió không về xua nhanh mây giăng tủi

Để mình anh góa bụa phút lâm hành

Ngay ngày lành hồn anh say giông bão

Thuyền đời trôi chút vụng dại đôi bờ

Em đi rồi phố rũ nước như mơ

Chẳng nhìn được chẳng nghe rồi chẳng hiểu

Còn điều gì dắt díu mảnh đời rong

Mà thênh thang ức nghẹn rũ nao lòng

Thôi từ nay không còn yêu tất cả

Khi đổi lòng vắt cạn trái tim khô.


Thứ Tư, 25 tháng 7, 2007

Hoang thi thieu anh

HOÀNG THỊ THIỀU ANH


MIỀN KÍ ỨC.

Bố tôi bị tai biến liệt nửa người bên trái sau một trận cầu lông của tỉnh. Ở lứa tuổi 37 đó là một tai nạn khủng khiếp. Thà chết đi còn hơn ở thế mà hành hạ vợ con. Người ngoài cuộc nhìn vào cứ chép miệng nghĩ như thế. Riêng bố tôi thì không! Kể từ ngày rời khỏi bệnh viện, bố tôi chăm chỉ tập luyện kết hợp châm cứu của các thầy chùa Diệu Đế không bao lâu bố tôi đi lại được dù đã dị tật một bên. Tạ ơn trời phật! Cái ngày bố tôi đi được bước chân đầu tiên sau một năm trời nằm một chỗ, cả nhà tôi òa lên khóc. Bố tôi khóc như đứa trẻ con bị mẹ đánh đòn oan. Mẹ tôi khóc. Ông nội tôi khóc. Mấy o chú tôi khóc. Và tôi cũng khóc…

Mẹ tôi là một người phụ nữ chịu thương chịu khó. Mẹ là người rất khéo tay. May, đan, thêu…tất tần tật mẹ tôi đều làm được thậm chí còn rất suất sắc. Nhà ông nội tôi nấu rượu nếp gia truyền nên mạ tôi cũng nách một nách rượu nếp đi bán rong cùng bà mụ tôi. Năm tháng trôi đi, chúng tôi lớn lên cùng quang gánh liêu xiêu của mẹ, và căn bệnh hiểm nghèo của bố…

Tối hôm ấy, tôi di dạy kèm về trễ hơn mọi khi vì chia tay Huy ngày mai vào lại Sài Gòn. Buổi sáng, bố tôi kéo lê đôi chân mỏi mệt vào phòng tôi hỏi mượn 20 ngàn. Tôi hỏi để làm gì thì bố bảo hôm nay có trận MU, bố tôi thích bóng đá và rất thích đội bóng này. Tôi cũng khoái bóng đá và kết model với MU nhưng vì cũng hết tiền nên tôi hẹn bố chiều về sẽ đưa cho bố đi cá độ tối ngồi coi hò hét cho có hứng. Biết tôi không có nên bố buồn xo ra ngoài…không quên dặn dò chiều đưa sơm sớm tí nghe con.

Tôi đâu có ngờ đó cũng là lần cuối tôi nói chuyện với bố. Vừa trờ xe đến cổng xóm, chị Mai hàng xóm gọi giật lại.

-Bo! Bo! Mi coi qua bệnh viện gấp cả bố mi không ổn rồi! Cả nhà mi đi hết rồi!

Tôi không kịp cảm ơn quay xe đạp một mạch vừa đi vừa cầu khẩn Phật bà quán thế âm bồ tát cho bố tôi tai qua nạn khỏi. Trước giỏ xe là đôi giày thể thao mà Huy và tôi lựa cả buổi mới mua được cho bố tập thể dục. Bố ơi! Làm sao không? Con làm sao chịu đựng nổi nếu bố có mệnh hệ gì? Tôi nấc lên. Nhấn pê-đan cho nhanh đến. Con đường tới bệnh viện hôm nay sao mà dài thế! Một ngày tôi dạy 3 nơi không thấy mệt nhưng giờ thì tôi choáng váng xây xẩm mặt mày…

Và thế là tôi không gặp được bố lần nữa. Tôi đã vĩnh viễn mất bố thật rồi! Và bố tôi đã mãi mãi ra đi về cõi vô thường ở lứa tuổi 40 đầy sức sống.

Ngày đưa bố về với đất cát và bụi, ông trời làm mưa thật lớn! Bao nhiêu uất ức mà bố chưa nói được cùng mọi người mưa đã gột sạch trơn. Tôi ôm di ảnh của bố trong lòng để ánh mắt ấm áp kia xoa dịu một phần nào đó nỗi đau đớn khôn cùng của trái tim yếu đuối. Tim tôi như vỡ bung ra. Nhức nhối. Tê buốt… tôi gục xuống và ngất lịm đi lúc nào không hay.

10 năm trôi qua tôi sống trong tình thương của mẹ. Người phụ nữ của nỗi đau và bất hạnh kể từ khi cất tiếng khóc chào đời. Tôi bây giờ đã có gia đình, có con cái. Tôi không bao giờ quên hình ảnh bố tôi buổi sáng cuối cùng định mệnh nghiệt ngã ấy. Tôi cũng không thể nào quên thân thể còm cõi của mẹ cùng nách rượu nếp mà tiếng rao nghe nao buốt cả lòng trong những buổi trưa nồng oi ả… và vì thế mà tôi ý thức được rằng gia đình mới quan trọng làm sao!

Gia đình!

Nơi bình yên êm ái!

Nơi ấm áp tình thương!

Nơi muộn phiền giấu mặt!

Nơi chia xớt ngọt bùi đắng cay!

Là tổ ấm lớn nhất của một con người các bạn ạ!

17/6/2007

Hoàng thị Thiều Anh

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2007

chau thu ha

CHÂU THU HÀ

tranh sơn dầu:hs.kim long


CÕI YÊU

Lên đến đỉnh thiên đường

Ghì anh bằng hơi thở khác

mầm sống cựa mình đê mê

khoảnh khắc câm lặng

vách đá dựng phố tích trăm năm

tràn trong huyết quản

mặc nhiên anh ngày tháng

cỡi tang bồng phiêu du

đưa nhau ra khỏi thiên đường

buông tay sám hối

con đường tình tội lỗi

xin đau, nỗi đau dịu dàng...


Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007

hoàng thị thiều anh



HOÀNG THỊ THIỀU ANH


GỬI ANH

Gửi anh một chút nắng trời

Em ru còm cõi một đời hanh hao

Gửi anh hơi thở xanh xao

Đem về vá víu tháng ngày ngao du

Gửi anh dăm phút …ngục tù

Trái tim khô lệ, đục- mù, xiềng gông

Gửi anh má thắm,môi hồng.

Nụ hôn dang dở còn nồng thiên thu

Chỉ xin anh chút …

Trầm thù.

Em quỳ sám hối

Một đời

U mê.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2007

bùi v ăn cang

BÙI VĂN CANG


NGUỒN SÁNG TRĂNG SAO VÀ SÓNG BIỂN

Tặng Văn viết Lộc

Bởi nguồn sáng trăng sao có bao giờ rót cạn

Nên muôn đời sóng biển chẳng hề yên

Nước còn nhớ dâng mưa về núi cũ

Thì làm sao anh quên được tình em

Xưa em đến bất ngờ cơn bảo táp

Cây ngã nghiêng lá đổ một hồn anh

Bao đài hoa chưa kịp thấy trời xanh

Cũng vì em, nụ sầu bay lả tả

Rồi em đi như một dòng sông lạ

Nước mãi xuôi mà sông vẫn còn hoài

Sông nằm lại như một lời phù chú

Rằng tim anh sẽ đau nhức không thôi

Nỗi u hoài thành lửa cháy bờ môi

Thoáng cánh bướm bay cũng giật mình thảng thốt

Động tiếng chim qua cũng ngờ em chuyển bước

Thước tha về với mưa ẩn trong tay

Bởi trong anh là đất hạn lâu ngày

Nên bằng những giấc mơ

Anh đã tự phỉnh phớ mà chẳng biết

Những đêm ngắm trăng sao,

trăng sao nhấp nháy giữa câu thề

Những ngày ra dạo biển,

nghe sóng nhại liên miên lời hẹn ước

Và từ đó hé ra anh thấy được

Có một điều anh không bao giờ đánh mất

Là tháng năm qua có xoá mờ bao sự vật

Nhưng tháng năm chẳng xoá nỗi tình em

Vốn ghim sâu trong anh như một lời nguyền.


tho van: Tam tinh qua e-mail

tho van: Tam tinh qua e-mail

Tâm tình qua e-mail

Th h:

Anh ơi , em nhớ hình như Xuân Quỳnh có 2 câu thơ: " Bốn mùa thu hoa vẫn vàng như thế. Chỉ em là đã khác với em xưa". Em vào làng báo, bị nhào nặn thành sỏi đá rồi, không còn hiền thục, ướt át như trước nữa đâu. Đừng gửi thư cho em làm gì nữa anh nhé.

Văn viết lộc:

Em vào làng báo em thành sỏi

Đá vẫn vô tình để em đi

Nghìn xưa hiền thục nay còn ướt

ác có đâu mà ! em vội chi ?

Chỉ tội cho anh còn trông ngóng

Đá sỏi vô tình anh vẫn mơ

Bàn chân em dẫm đùa trên đấy

Thì có làm sao! Anh vẫn chờ...

Th h:

Đây là những dòng thơ có sức thôi miên có một không hai. Rất may là công việc thường nhật đã kéo em ra khỏi "Vùng cấm". Em rất bận và vì thế có lẽ rất khó còn những giây phút ngồi làm cả một bài thơ như xưa. Chào anh nhé!

Văn viết lộc:

có một “vùng cấm” (của) riêng em

mai kia, mốt nọ cầm xem thế nào?

nơi nao mà có hàng rào!!!

thì anh chỉ việc trèo cao mà nhìn…

nếu em tính chuyện “trốn tìm”

thì anh lên núi hái sim kiếm tiền

kiếm tiền về học “thôi miên”

dẫu em có hoá cô tiên cũng huề…

Tam tinh qua e-mail

Tam tinh qua e-mail

Chao anh Van Viet Loc

Anh khoe khong?

Hom do ve co bi vo danh don khong?

Chuc vui

KC

Văn viết lộc:

nếu mà vợ có đánh đòn

cũng là cái nghiệp vo tròn vào thân

xin ai chớ có ngại ngần...

riêng lòng xin chút giai nhân (cũng) đủ đầy!...

Bua nay KC doc duoc thu anh Loc roi!

Xuat khau thanh tho!

Rat thu vi khi duoc tro chuyen voi nguoi di dom , thong minh, vui tinh... nhu anh Loc

Cam on anh nhieu.

Chuc anh moi dieu tot lanh

KC

Văn viết lộc:

tưởng rằng:”xuất khẩu thành thơ”

trốn lên núi cấm giả vờ ngắm trăng

cuộc đời nghiệp dĩ lăn xăn

trồi lên, trụt xuống khó khăn ra vào

nhiều lúc muốn hỏi đồng bào!!!

tôi làm “thi sĩ” có tào lao không???